Số đo bệnh trạng
Sơ lược
Để biết được tính phổ biến của một bệnh trong một cộng đồng, thường chúng ta hay đếm xem trong tất cả những cá nhân của cộng đồng đó có bao nhiêu người mắc bệnh. Đó là những số liệu rất thô, và thường rất khó được sử dụng để so sánh tình hình bệnh tật của những cộng đồng khác nhau. Vì mỗi cộng đồng có một dân số khác nhau, và hơn nữa thời gian mà chúng ta theo dỏi -để đếm sự xuất hiện của những trường hợp bệnh- tại mỗi cộng đồng cũng là khác nhau. Do đó, trong việc đo lường tính phổ biến của bệnh tật, khi đếm sự xuất hiện của bệnh, hai yếu tố mà chúng ta cần để ý đến là dân số mà chúng ta đang quan tâm là bao nhiêu, và thời gian mà chúng ta theo dỏi nó là bao lâu.
Để biết được tính phổ biến của một bệnh trong một cộng đồng, thường chúng ta hay đếm xem trong tất cả những cá nhân của cộng đồng đó có bao nhiêu người mắc bệnh. Đó là những số liệu rất thô, và thường rất khó được sử dụng để so sánh tình hình bệnh tật của những cộng đồng khác nhau. Vì mỗi cộng đồng có một dân số khác nhau, và hơn nữa thời gian mà chúng ta theo dỏi -để đếm sự xuất hiện của những trường hợp bệnh- tại mỗi cộng đồng cũng là khác nhau. Do đó, trong việc đo lường tính phổ biến của bệnh tật, khi đếm sự xuất hiện của bệnh, hai yếu tố mà chúng ta cần để ý đến là dân số mà chúng ta đang quan tâm là bao nhiêu, và thời gian mà chúng ta theo dỏi nó là bao lâu.
Những Số Đo Lường Về Tần Số Bệnh
Những định nghĩa cần thiết
Tần số là số lần xuất hiện của một hiện tượng. Thí dụ, số bệnh nhân đến khám tại Phòng khám đa khoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong ngày 24-02-1997 là 150 người, trong đó có 50 người bị viêm loét dạ dày-tá tràng, 35 người bị tăng huyết áp, 40 người bệnh mắt, 25 người bệnh da. Tần số viêm loét dạ dày-tá tràng trong số những bệnh nhân đến khám tại Phòng khám đa khoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong ngày 24-02-1997 là 50.
Tỉ số là một phân số mà trong đó tử số không bao gồm trong mẫu số. Thí dụ, trong 50 bệnh nhân đến khám tại phòng khám vào ngày 24-02-1997 vì viêm loét dạ dày-tá tràng có 20 bệnh nhân nam, và 30 bệnh nhân nữ. Tỉ số nam/nữ ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng đến phòng khám trong ngày 24-02-1997 là 20/30 hay 2/3.
Có hai loại tỉ số:
1. Tỉ số có đơn vị. Thí dụ số giường bệnh trên 100.000 dân tại huyện X. là 20 giường bệnh/100.000 dân.
2. Tỉ số không có đơn vị, là thương số của hai tỉ lệ, hoặc hai tỉ số. Thí dụ, tỉ số nam/nữ là 2/3.
Tỉ lệ là một phân số mà trong đó tử số được bao gồm trong mẫu số. Tỉ lệ thường được diển tả ở dạng phần trăm. Thí dụ: Trong 50 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày-tá tràng đến khám tại phòng khám vào ngày 24-02-1997 có 20 bệnh nhân là đàn ông, và 30 bệnh nhân là đàn bà. Tỉ lệ bệnh nhân nam bị viêm loét dạ dày-tá tràng đến khám tại phòng khám trong ngày 24-02-1997 là 20/50 = 0,40 hay là 40%. Tỉ lệ không có đơn vị và có giá trị từ 0 đến 1.
Tỉ suất, một tỉ suất thực sự là một sự thay đổi tức thời của một lượng trên một đơn vị thay đổi của một lượng khác, và lượng khác này thường là thời gian. Thí dụ: tốc độ của một chiếc xe vào một thời điểm là một tỉ suất, được diển tả bằng khoảng cách trên một đơn vị thời gían. Tỉ suất, do đó, thực sự hàm chứa một khả năng thay đổi.
Tỉ suất dùng trong dịch tễ học là “tỉ suất trung bình”, vì thực sự rất khó để đo lường được sự thay đổi tức thời của bệnh trong dân số. Một thí dụ về tỉ suất trung bình là vận tốc trong một khoảng thời gian di chuyển, được tính bằng cách chia tổng chiều dài đi được cho tổng thời gian đã đi. Tỉ suất có đơn vị, và không có giới hạn (theo lý thuyết, tỉ suất có thể có giá trị vô tận). Hai số đo sự xuất hiện của bệnh (hoặc nói chung, của một hiện tượng sức khỏe) thường dùng là số hiện mắc và số mới mắc, được thể hiện ở dạng tỉ suất.
Những định nghĩa cần thiết
Tần số là số lần xuất hiện của một hiện tượng. Thí dụ, số bệnh nhân đến khám tại Phòng khám đa khoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong ngày 24-02-1997 là 150 người, trong đó có 50 người bị viêm loét dạ dày-tá tràng, 35 người bị tăng huyết áp, 40 người bệnh mắt, 25 người bệnh da. Tần số viêm loét dạ dày-tá tràng trong số những bệnh nhân đến khám tại Phòng khám đa khoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong ngày 24-02-1997 là 50.
Tỉ số là một phân số mà trong đó tử số không bao gồm trong mẫu số. Thí dụ, trong 50 bệnh nhân đến khám tại phòng khám vào ngày 24-02-1997 vì viêm loét dạ dày-tá tràng có 20 bệnh nhân nam, và 30 bệnh nhân nữ. Tỉ số nam/nữ ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng đến phòng khám trong ngày 24-02-1997 là 20/30 hay 2/3.
Có hai loại tỉ số:
1. Tỉ số có đơn vị. Thí dụ số giường bệnh trên 100.000 dân tại huyện X. là 20 giường bệnh/100.000 dân.
2. Tỉ số không có đơn vị, là thương số của hai tỉ lệ, hoặc hai tỉ số. Thí dụ, tỉ số nam/nữ là 2/3.
Tỉ lệ là một phân số mà trong đó tử số được bao gồm trong mẫu số. Tỉ lệ thường được diển tả ở dạng phần trăm. Thí dụ: Trong 50 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày-tá tràng đến khám tại phòng khám vào ngày 24-02-1997 có 20 bệnh nhân là đàn ông, và 30 bệnh nhân là đàn bà. Tỉ lệ bệnh nhân nam bị viêm loét dạ dày-tá tràng đến khám tại phòng khám trong ngày 24-02-1997 là 20/50 = 0,40 hay là 40%. Tỉ lệ không có đơn vị và có giá trị từ 0 đến 1.
Tỉ suất, một tỉ suất thực sự là một sự thay đổi tức thời của một lượng trên một đơn vị thay đổi của một lượng khác, và lượng khác này thường là thời gian. Thí dụ: tốc độ của một chiếc xe vào một thời điểm là một tỉ suất, được diển tả bằng khoảng cách trên một đơn vị thời gían. Tỉ suất, do đó, thực sự hàm chứa một khả năng thay đổi.
Tỉ suất dùng trong dịch tễ học là “tỉ suất trung bình”, vì thực sự rất khó để đo lường được sự thay đổi tức thời của bệnh trong dân số. Một thí dụ về tỉ suất trung bình là vận tốc trong một khoảng thời gian di chuyển, được tính bằng cách chia tổng chiều dài đi được cho tổng thời gian đã đi. Tỉ suất có đơn vị, và không có giới hạn (theo lý thuyết, tỉ suất có thể có giá trị vô tận). Hai số đo sự xuất hiện của bệnh (hoặc nói chung, của một hiện tượng sức khỏe) thường dùng là số hiện mắc và số mới mắc, được thể hiện ở dạng tỉ suất.
Số hiện mắc và Số mới mắc
Hai số đo lường bệnh trạng được sử dụng trong dịch tễ học là số mới mắc và số hiện mắc. Số mới mắc là con số những trường hợp bệnh mới trong một khoảng thời gian. Số hiện mắc là con số những trường hợp bệnh hiện có vào một thời điểm. Hai con số này diển tả hai tình trạng khác nhau của bệnh, “trong một tình trạng không có bệnh”, và “trong một tình trạng có bệnh”. Số mới mắc mô tả một sự chuyển đổi từ tình trạng không có bệnh sang tình trạng có bệnh. Số hiện mắc mô tả tỉ lệ bệnh hiện đang có vào một thời điểm cụ thể. Một cách đơn giản, số mới mắc nói lên sự xuất hiện bệnh, còn số hiện mắc diển tả trạng thái của bệnh.
Hai số đo lường bệnh trạng được sử dụng trong dịch tễ học là số mới mắc và số hiện mắc. Số mới mắc là con số những trường hợp bệnh mới trong một khoảng thời gian. Số hiện mắc là con số những trường hợp bệnh hiện có vào một thời điểm. Hai con số này diển tả hai tình trạng khác nhau của bệnh, “trong một tình trạng không có bệnh”, và “trong một tình trạng có bệnh”. Số mới mắc mô tả một sự chuyển đổi từ tình trạng không có bệnh sang tình trạng có bệnh. Số hiện mắc mô tả tỉ lệ bệnh hiện đang có vào một thời điểm cụ thể. Một cách đơn giản, số mới mắc nói lên sự xuất hiện bệnh, còn số hiện mắc diển tả trạng thái của bệnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét